LUẬT SƯ SOẠN THẢO ĐƠN KHÁNG CÁO YÊU CẦU TĂNG HÌNH PHẠT BỊ CÁO

  • 11/10/2023

LUẬT SƯ SOẠN THẢO ĐƠN KHÁNG CÁO YÊU CẦU TĂNG HÌNH PHẠT BỊ CÁO

Tăng mức hình phạt được thực hiện trong trường hợp nào?

Bị cáo có thể bị tăng mức hình phạt trong các trường hợp sau:

  • Viện kiểm sát kháng nghị và bị hại kháng cáo sửa bản án sơ thẩm yêu cầu tăng hình phạt (điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại (Điều 358 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
  • Hủy bản án có hiệu lực pháp luật để điều tra, xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015);
  • Hủy bản án có hiệu lực pháp luật để điều tra, xét xử lại theo thủ tục tái thẩm (khoản 2 Điều 402 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Như vậy, mức hình phạt của bị cáo có thể tăng lên khi thuộc một trong các trường hợp kể trên.

Đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt bị cáo

Nội dung chính của đơn kháng cáo

Khi soạn thảo đơn kháng cáo, nội dung đơn phải đảm bảo các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng năm làm đơn kháng cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Như vậy, khi soạn thảo đơn kháng cáo cần phải đáp ứng đầy đủ các nội dung trên.

Người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 331 BLTTHS 2015 thì người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm bao gồm:

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Bên cạnh đó, việc kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt cho bị cáo do bị hại gửi kháng cáo đến Tòa án để được xem xét. Theo đó, chỉ có bị hại mới có quyền kháng cáo tăng hình phạt cho bị cáo.